0901.268.889 - (024)22.804.888
DANH MỤC SẢN PHẨM
MENU

Chia sẻ kinh nghiệm chọn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế

Tháng hai  21, 2020.

Để build một PC chuyên dụng dành cho dân thiết kế đồ họa thì cần những lưu ý gì? Và cấu hình máy tính cho người làm thiết kế yêu cầu như thế nào? Ở bài viết lần này H-sky sẽ hướng dẫn và chia sẻ chi tiết kinh nghiệm lựa chọn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế, hãy cùng theo dõi nhé!

Chia sẻ kinh nghiệm chọn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế

Tại sao nên chọn máy tính để bàn làm thiết kế mà không phải laptop?

Laptop có tính di động, bạn có thể mang theo bên mình bất cứ nơi đâu, cùng với kết nối wifi hay 3G có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, máy tính để bàn làm thiết kế đồ họa lại có những ưu điểm khác vượt trội hơn mà laptop không có được.

Tuy rằng hiện nay giá của một chiếc laptop đã giảm hơn nhiều, hiệu suất cũng được tăng lên để phù hợp với nhu cầu của người dùng, nhưng nếu cùng một giá thành thì máy tính để bàn sẽ có hiệu suất cao hơn hẳn laptop.

Do đó, để mua laptop hay máy tính để bàn thì điều đầu tiên vẫn phụ thuộc vào ngân sách của mỗi người và nhu cầu sử dụng để có những lựa chọn phù hợp.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế

Về thiết kế laptop có trọng lượng nhỏ hơn, gọn gang hơn và có thể mang theo bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, hiện nay máy tính để bàn cũng đã được thiết kế nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên, nếu đặt máy tính để bàn ở nhà thì cũng không cần quá quan tâm đến cái nhỏ gọn này.

Hầu như laptop đều có thiết kế nhỏ gọn vì thế bàn phím và màn hình không thể tạo cho người dùng sự thoải mái bằng việc sử dụng một màn hình rộng và bàn phím linh động hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế

Xét về cấu hình, đối với một designer ít khi sử dụng đến render phim ảnh hoặc dựng 3D thì có thể chọn laptop, còn nếu công việc có dựng phim, dựng 3D thì máy tính có cấu hình cao hơn như máy tính để bàn thì tốt hơn. Đặc biệt, với nhu cầu giải trí như là phim thì laptop không thể so sánh với máy tính để bàn rồi.

Do đó, nếu bạn là một nhân viên văn phòng có thể chọn một chiếc laptop kèm thêm một màn hình hoặc máy tính bàn. Còn với dân designer làm việc ở công ty thì nên chọn máy tính để bàn để có thể làm việc tốt nhất công việc của mình.

Kinh nghiệm chọn mua máy tính cho người làm thiết kế được các chuyên gia chia sẻ

Một cấu hình máy tính phù hợp cho người làm thiết kế đồ họa đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng và có mức giá phù hợp thì người mua cần lưu ý lựa chọn các bộ phận cấu thành chất lượng.

Với các chi tiết máy tính sẽ có những yêu cầu kỹ thuật cụ thể khác nhau. Sau đây H-Sky sẽ tư vấn cấu hình máy tính thiết kế đồ họa chi tiết cho bạn.

1. Bộ vi xử lý (CPU)

Để đáp ứng được nhu cầu đồ họa và render lớn. hầu hết người dùng hiện nay đều ưu tiên chọn cấu hình chip CPU tối thiểu từ i5 trở lên. Một số chip CPU phổ biến với thông số kỹ thuật, chất lượng và giá cả phù hợp như sau:

Chia sẻ kinh nghiệm chọn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế

CPU Intel Core i7-7700 Socket 1151 (Kabylake)

Tốc độ 3.6 GHz Turbo 4.2 GHz

  • Nhân CPU: 4 Core
  • Bộ nhớ đệm 8MB
  • Xử lý đồ họa: HD 630 Series Graphics
  • RAM hỗ trợ: DDR4 2133/2400/3000…
  • Dây chuyền công nghệ: 14 nm

CPU Intel Core i5-6500 Socket 1151 (Kabylake)

  • Tốc độ 3.2 GHz/ 3.6 GHz
  • Nhân CPU: 4 Core
  • Bộ nhớ đệm 6MB
  • Xử lý đồ họa: Intel HD Graphics 530
  • RAM hỗ trợ: DDR4-1866/2133, DDR3L-1333/1600 @ 1.35V
  • Dây chuyền công nghệ: 14 nm

CPU Intel Core i5-4590

  • Tốc độ 3.3 GHz/ 3.7 GHz
  • Nhân CPU: 4 Core
  • Bộ nhớ đệm 6MB
  • Xử lý đồ họa: Intel HD Graphics 4600
  • Dây chuyền công nghệ: 22 nm

2. Bo mạch chủ (Mainboard)

Một chi tiết quan trọng khác sau khi lựa chọn CPU không thể bỏ qua là bo mạch chủ- Mainboard. Một lưu ý là bạn nên lựa chọn bo mạch chủ sao cho tương ứng với CPU đã chọn.

Một số hãng mainboard có tên tuổi trên thị trường mà được nhiều người tin dùng như Gigabyte, MSI, Asus bởi ưu điểm có độ bền cao và giá thành hợp lý.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế

Mainboard MSI B150A GAMING PRO SK-1151

  • Loại CPU hỗ trợ: Intel Core i3/ Core i5/Core i7
  • Chipset: Intel B150
  • Số khe cắm RAM: 4 khe
  • Bộ nhớ hỗ trợ: 64GB
  • Loại Ram sử dụng: DDR4
  • Kết nối: USB 3.0/2.0, COM, SATA III 6GB/s, LAN (RJ45)

Mainboard Asus PRIME B250M-A

  • Loại CPU hỗ trợ: Intel Core i7/Core i5/Core i3/Pentium /Celeron
  • Chipset: Intel B250
  • Số khe cắm RAM: 4 khe
  • Bộ nhớ hỗ trợ: 64GB
  • Loại Ram sử dụng: DDR4 2400/2133 MHz
  • Kết nối: USB 3.0/2.0, COM, SATA 6GB/s, LAN (RJ45), HDMI/DVI-D/RGB

3. Bộ nhớ trong (Ram)

Lựa chọn Ram dành cho máy tính thiết kế cần tương thích với mainboard mà bạn đã lựa chọn.

Hiện nay hầu hết các mainboard đều có thể hỗ trợ Ram từ thế hệ DDR2, DDR3 cho tới DDR4 với dung lượng tối đa có thể lên tới 2400MHz kết hợp dung lượng bộ nhớ trong 64GB cho khả năng xử lý đồ họa mượt mà nhất.

4. Ổ cứng máy tính (HDD)

Khi tìm hiểu thông tin cấu hình máy tính để bàn cũ cho người làm thiết kế, bạn cần lưu ý chọn ổ cứng phù hợp. Vì ổ cứng đóng vai trò quan trọng quyết định đến tốc độ hoạt động của thiết bị.

Thông thường để tăng tốc độ khởi chạy và thao tác máy thì khi thiết kế hoặc chơi game, các bạn có thể dùng 2 ổ cứng cho một dàn PC gồm 1 ổ cứng SSD để cài win và 1 ổ cứng HDD dung lượng lớn để chứa dữ liệu.

Một số sản phẩm ổ cứng SSD bạn có thể tham khảo như:

  • SSD Kingspec P3-128 2.5 Sata III 128GB
  • SSD Samsung 850 EVO 2.5-Inch
  • SATA III 250GB (MZ-75E250B/AM),
  • SSD 120GB Kingston

Đối với ổ cứng HDD thì có một số gợi ý như: SATA III Seagater, HDD 320GB SATA, 2TB Seagater…

5. Card màn hình (VGA)

Card màn hình và Ram là 2 linh kiện rất cần thiết cho máy tính để bàn làm thiết kế. Các sản phẩm VGA đến từ các thương hiệu hàng đầu như: Zotac, Asus, Gigabyte, MSI, Gainward Geforce đều rất “đáng tiền”

Với mục đích sử dụng chuyên dành cho thiết kế đồ họa thì người dùng có thể tham khảo một số gợi ý về card màn hình chất lượng sau: Gainward GeForce GT 730 2048MB 128bit, Asus HD6570-2GD3, Zotac GTX-750 (Nvidia GeForce GTX 750, 2GB DDR5, 128bit, PCI x16 3.0), Gigabyte GV-N730D5-2GI (rev. 2.0) (Nvidia GeForce GT 730, 2048MB GDDR5, 64 bit, PCI-E 2.0).

Chia sẻ kinh nghiệm chọn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế

6. Bộ nguồn (Power)

Một bộ nguồn chất lượng không chỉ giúp người dùng tiết kiệm điện năng mà còn đảm bảo công suất thực tế và có khả năng nâng cấp về sau.

Đối với những cấu hình tầm trung thì bộ nguồn từ 400W là đủ. Còn với các cấu hình cao hơn thì có thể lựa chọn bộ nguồn tương ứng tùy theo nhu cầu sử dụng từ 500W- 600W.

Một số bộ nguồn chuyên dụng được dân thiết kế yêu thích như: Huntkey 600W HK600-53AP, Huntkey 550W (GS 550), Orient 450W, JeTek S500T (500W) Fan12, Acbel 350w Fan 12… Trong đó, Huntkey vẫn là thương hiệu được ưu tiên nhất.

7. Màn hình (Display)

Bên cạnh những linh kiện quan trọng kể trên, để có những hình ảnh thiết kế đẹp, chất lượng cao, màu sắc sinh động chân thực thì những người làm thiết kế cần có sự hỗ trợ của một màn hình máy tính đạt chuẩn.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế

Các thương hiệu và sản phẩm màn hình máy tính hàng đầu hiện nay đều mang lại cho người dùng nhiều sự lựa chọn với đa dạng về giá cả cũng như kích thước và chất lượng của nó:

  • Màn hình máy tính DELL S2340L LED 23 inch (full viền), Full HD 1920×1080
  • Màn hình máy tính Dell E2416H 24 inch Wide LED, Full HD 1920×1080
  • Màn hình máy tính Samsung LS27E510CS Cruved LED 27 inch (màn cong)
  • Màn hình máy tính LG 27MP65VA LED IPS 27 inch (full viền)
  • Màn hình máy tính ASUS VS208DR LED 20 inch
  • Màn hình máy tính HP LV 2011 20 inch, HD 1600 x 900

8. Phụ kiện bàn phím, chuột và vỏ case

Bên cạnh phần cứng của máy tính thì các bộ phận đi kèm một chiếc máy tính dành cho dân designer cũng cần có sự đầu tư để thể hiện đẳng cấp ucra chủ nhân sở hữu nó. Các phụ kiện đó không chỉ đảm bảo về tính năng sử dụng mà còn cần có những thiết kế bắt mắt và tiện dụng nữa.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế

Vỏ case: Để chọn vỏ case thực ra không cần quá cầu kỳ mà chủ yếu dựa trên sở thích và cảm quan của mỗi người. Một vỏ case chất lượng yêu cầu nhỏ gọn, cứng cáp và nên có một mặt nhựa trong suốt để có thể quan sát hoạt động bên trong của máy.

Bên cạnh đó, những chi tiết như quạt có đèn LED hay đường nét thiết kế cũng giúp cho chiếc máy tính vốn thô sơ trở nên nổi bật hơn rất nhiều. Chuột và bàn phím thì bạn nên lựa chọn đồng bộ để đảm bảo các thao tác nhanh hơn, êm hơn và không gây nhiều tiếng động hoặc bạn có thể gắn thêm đèn bàn phím cho các thao tác vào buổi tối.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế

>>>> Có thể bạn quan tâm: Tư vấn mua máy tính để bàn giá rẻ tại Hà Nội

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ cũng như kinh nghiệm khi chọn mua cấu hình máy tính cho những người làm thiết kế chuyên nghiệm để có những lựa chọn tối ưu nhất. Liên hệ ngay với H-sky Computer nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần tư vấn thêm. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong thời gian nhanh nhất.

H-sky Computer - Chuyên cung cấp dịch vụ máy tính giá rẻ, chất lượng nhất Hà Nội chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng

>>>> Xem ngay BTS hơn 100+ Máy tính để bàn cũ giá giẻ với đầy đủ các hãng và kiểu dáng Hot nhất trên thị trường hiện nay đều có mặt đầy đủ tại H-sky 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH H-SKY

Địa chỉ: Số 73, ngõ 68 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0422.804.888

Hotline: 0901.268.889

 


Máy tính chơi game

Facebook Google+ Youtube Tw

Copyright © 2017 H-SKY Computer . All rights reserved. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®