Tháng tám 19, 2019.
Bạn muốn trải nghiệm các tựa game đình đám hiện nay nhưng lại bị bó hẹp trong cấu hình của chiếc laptop. Hãy tự build máy tính chơi game cho mình đủ mạnh để chiến thả ga trong thế giới ảo nhé. Bài viết dưới đây H-sky sẽ tư vấn cho bạn lắp ráp bộ PC tối ưu nhất về chi phí và hiệu năng để giúp bạn thỏa sức chinh phục các tựa game hàng đầu.
Lựa chọn phần cứng của chiếc PC
Danh sách linh kiện phần cứng chính để xây dựng một bộ PC chơi game:
- CPU / Bộ xử lý
- Bo mạch chủ
- Bộ nhớ (RAM)
- Bộ tăng tốc bộ nhớ Intel® Optane ™ (tùy chọn)
- Card đồ họa (GPU)
- Ổ cứng lưu trữ SSD hoặc HDD
- Bộ cấp nguồn (PSU)
- Hệ thống tản nhiệt
- Case bảo vệ
- Thiết bị ngoại vi chơi game (bàn phím, chuột, tai nghe)
- Màn hình PC
Thực tế, ngân sách là nhân tố quyết định hàng đầu việc bạn sẽ lựa chọn thiết kế, hiệu suất của chiếc PC. Việc tự build PC bạn sẽ tiết kiệm được một chi phí so với việc mua một bộ PC có sẵn. Bạn có thể mua các linh kiện để xây dựng bằng cách tìm đến những cửa hàng, đại lý hoặc website của các công ty bán máy tính uy tín.
Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng thành phần phần cứng:
CPU/ Bộ xử lý
CPU được coi là phần quan trọng nhất của máy tính. Mọi thông số bạn đã từng nghe đến như số lượng nhân, tốc độ xung nhịp, gigahertz đều là thông số liên quan đến CPU. Tốc độ xung nhịp càng cao cho phép CPU xử lý nhiều phép tính hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Trang bị nhiều lõi đồng nghĩa với khả năng thực hiện nhiều tác vụ hơn.
Bo mạch chủ
Nếu chiến game thì main MSI, Gygabyte hoặc ASUS có thể coi là tối ưu nhất. Khi chọn Main nên chọn những loại có thể nâng cấp về sau này. Vì thường thì khi mới bắt đầu build, bạn sẽ không có đủ chi phí để sắm ngay các linh kiện có cấu hình cao. Tuy nhiên, nếu như bạn có điều kiện, thì hoàn toàn có thể.
Card đồ họa
Mục đích việc Buid Case của bạn là gì? Nếu bạn thường xuyên sử dụng các phần mềm đồ họa thì bạn nên lựa chọn hãng Nvidia.
Bộ nhớ Ram
Bạn có thể chọn Ram chơi game 8 – 16 GB là thoải mái. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng 2 thanh RAM giống nhau thì tốt hơn. Ví dụ thay vì mua 1 thanh 8GB, bạn hãy mua 2 thanh 4 GB sẽ mạnh hơn, bạn nên chạy Dual RAM cho máy tính của mình.
Hệ điều hành (OS)
Bạn có thể tự lựa chọn hệ điều hành phù hợp nhất với những chương trình và ứng dụng bạn hay sử dụng. Một số hệ điều hành phổ biến hiện nay như Windows 10, Linux và Mac OS….
Ổ cứng lưu trữ SSD hoặc HDD
Nếu chưa đủ điều kiện, bạn nên mua 2 laoij ổ cứng. Một là ổ cứng SSD dung lượng khoảng 120 GB để chứa hệ điều hành và ổ cứng HDD 500GB – 1TB để lưu trữ dữ liệu. Còn nếu ngân sách cho phép, bạn có thể mua nguyên 1 loại ổ cứng SSD có dung lượng lớn là tuyệt nhất.
Bộ nguồn điện (PSU)
Nguồn đóng vai trò rất quan trọng. Nếu nguồn yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các thành phần khác trong máy tính. Thông thường bạn nên mua nguồn từ 400W – 600W tùy vào các linh kiện mà bạn định lắp ráp cũng như nâng cấp về sau.
Bạn nên ưu tiên các bộ nguồn có mác 80plus ( đảm bảo hiệu năng thực > 80% so với thông số). Không nên mua nguồn không rõ nguồn gốc xuất sứ.
Hệ thống tản nhiệt
Có hai loại hệ thống tản nhiệt hiện nay đó là tản nhiệt khí và tản nhiệt chất lỏng. Hệ thống tản nhiệt không khí có ưu điểm tiết kiệm chi phí và dễ lắp đặt, ngược lại hệ thống tản nhiệt bằng chất lỏng làm mát tốt hơn nhưng mức giá cao và quá trình lắp ráp cũng phức tạp hơn. Bnaj cũng cần xem kích thước của case và CPU xem phù hợp với loại tản nhiệt nào.
Case bảo vệ
Tùy thuộc vào ngân sách của bạn, mức giá của nó cũng tương đối rẻ nên bạn có thể linh hoạt trong việc mua. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Khi đã có đủ các bộ phận linh kiện để xây dựng bộ máy hoàn chỉnh, việc của bạn là lắp ráp chúng lại. Nếu bạn đã tìm hiểu về các phần cứng PC và khả năng tương thích giữa chúng thì việc lắp ráp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu ngân sách của bạn hạn hẹp mà vẫn muốn có một bộ PC hoàn chỉnh và chất lượng tốt, bạn có thể tham khảo tại đây: https://www.hskycomputer.com/linh-kien-may-tinh-cu_1366.html
Copyright © 2017 H-SKY Computer . All rights reserved. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®